Đặc điểm Chó cỏ

Đặc trưng

Các giống chó Việt Nam nhìn chung có tầm vóc trung bình và nhỏ chó ta nặng khoảng 10 – 12 kg khi trưởng thành.[6] Chó Đông Dương thì có tầm vóc trung bình, cân nặng từ 12 kg-20 kg, chiều cao(tính từ mặt đất lên tới đỉnh vai) từ 45 cm - 65 cm. Cơ thể hơi dài hơn so với chiều cao, thông thường chó đực to hơn chó cái. Đặc điểm dễ nhận biết với loài này nếu là thuần chủng phải có bốn chân có màu bít tất trắng, đuôi bông lau và chóp đuôi trắng (đuôi bông lau),[4] đuôi dài vừa phải, bình thường buông thõng (cụp đuôi), lúc hoạt động dựng hướng lên trên, hoặc cuộn trên lưng (cong đuôi). Chiều cao tới vai so với chiều dài cơ thể là 1: 1,2 trong đó phần thân nằm trong hình chữ nhật nằm ngang, lưng thẳng, bụng thon gọn.

Chiều dài toàn đầu so với chiều dài mõm là 2: 1, đầu chúng thon, dài vừa phải và cân đối, Mặt có hình tam giác theo kiểu chó sói, mõm chó hình chữ V và ngắn, đầu mõm hơi nhọn, gốc mõm khá rộng. Mõm dài gần bằng nửa chiều dài toàn đầu. mũi có màu đen, lưỡi màu hồng hoặc có đốm màu đen. Tai nằm hai bên hộp sọ, dựng đứng như hình vỏ sò và hướng về phía trước. Tai to vừa phải, cân đối, không nhọn, phía trong tai ít lông. Nếu nhìn thẳng trực diện thì hai tai dựng đứng, vuông góc với đỉnh sọ. Các màu lông phổ biến là màu lông đỏ lửa, đen 4 mắt, trắng, đen tuyền, xám, đốm(khoang)chó lụn, nâu, vện. Chó Việt Nam hay còn gọi là chó ta vì không phải chó rặt giống, đã gần như rất khó mắc bệnh (chỉ 20%) và khả năng kháng bệnh rất cao.[6]

Chó đẻ trên 10 con từ xưa đến nay rất hiếm, tuy vậy có một con chó mẹ chỉ là giống chó cỏ, màu xám, bụng khoang trắng, cân nặng gần 10 kg ở Quảng Nam đã đẻ 11 chó con. Đây không phải là lần đầu tiên con chó này đẻ trên 10 con. 3 lứa trước cũng đẻ rất đông, từ 9-10 con. Năm nay, chó đẻ 11 con là kỷ lục nhưng hai con đã chết do giành nhau bú sữa mẹ. Trong chín con chó con chỉ có một con là có màu xám còn lại là màu đen nhánh, lông mướt. chín con rất cân xứng nhau về cân nặng, trung bình trên nửa kg. Thậm chí còn có việc con chó nái làm bảo mẫu cho 5 chú chuột cống nhum khoảng 3 tháng tuổi, xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu. Khi đi bắt chuột ngoài ruộng, một nưuời mang về mấy chú chuột con chưa mở mắt, không ngờ chó cái trong nhà lại tỏ ra quan tâm mấy chú chuột con này và chăm sóc chúng như con của mình.[7]

Ở Việt Nam còn ghi nhận trường hợp Chó đực đẻ con ở xã Hưng Yên Bắc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, con chó đực nuôi gần 7 năm thì chuyển dạ sinh con, Con được đặt tên là Đen, vì lông của nó màu đen. Quan sát bên ngoài có thể thấy rõ chú chó đực kì lạ đã tự nứt một lỗ nhỏ cạnh cơ quan sinh dục để đẻ. Sau khi đẻ được một con, hiện bụng con Đen vẫn phồng to, khi sờ nắn thấy có rất nhiều cục nhỏ bên trong. Ai cũng nhận định có thể bên trong đang còn có chó con. Con chó đặc biệt này còn có thể đổi màu mắt. Chỉ cần chớp mắt mắt nó sẽ từ màu xanh nước biển chuyển qua màu đen. Người nhà cho biết, màu mắt chú chó cũng sẽ thay đổi mỗi khi nó sủa hay tức giận.[8]

Tập tính

Phần đông chó Việt Nam sống cuộc sống bình thường ăn, ngủ, chạy rông. Chó nội còn được huấn luyện để làm giống chó săn. Chó săn, ở Việt Nam ngày xưa gọi là mun săn. Việc mua và nuôi bầy chó săn phải là những gia đình có điều kiện, xuất thân từ tầng lớp trung nông, phú nông.[9] Những chú chó ở đây được chọn cũng rất công phu, chúng phải là những con chó có máu mặt, tai nhỏ và sức rướn, biết đánh hơi và theo sát con mồi. Những chú chó được chọn thường là chó nhà phú nông, hoặc tầng lớp trung lưu thường bị xiềng xích để tạo tính hung dữ và khôn lanh.[10] Người ta dẫn theo đàn chó săn 4 - năm con chó săn để săn heo rừng ở vùng U Minh đây là những con chó lai, mỗi con nặng 30 – 40 kg, được huấn luyện để săn thú rừng, nhiều nhất là heo, khi phát hiện con thú rừng, chó sẽ bao vây tấn công.[11] từ năm 2010, người săn trộm huấn luyện chó săn, đàn chó khi ở nhà trông hiền lành nhưng khi vào rừng thì trở thành sát thủ đáng sợ.

Một con chó con thuộc giống chó Bắc Hà

Những con chó săn dù thể hình nhỏ gọn nhưng khả năng đi rừng, săn thú của chúng rất đáng khâm phục. Đặc điểm của những chú chó săn đầu đàn là khi phát hiện ra con thú thì chúng lập tức báo cho chủ nhân và đồng loại của chúng biết và bắt đầu hành trình đuổi bắt. Tuy nhiên, cũng có những khi chó săn bị lợn rừng hoặc thú dữ húc chết[12] hoặc bị các loại thú rừng cắn trọng thương.[11] Để săn được lợn rừng, ngoài người thợ săn bắn giỏi họ còn huấn luyện thêm một đội chó săn tinh luyện để cùng hỗ trợ. Mỗi lần đi săn lợn rừng, phường săn mang theo ít nhất ba con chó săn để đuổi bắt. Tuy nhiên, cũng có những khi chó săn bị lợn rừng húc chết. Đó là trường hợp những con chó quá liều lĩnh khi tấn công trực tiếp vào heo rừng và bị nó dùng nanh đánh gục[10]

Các giống chó săn nội địa ở Việt Nam cũng giống như giống chó nhà rất sợ hổ, khi thấy có khí của hổ trong bán kính gần 1 km, giống chó săn cũng không có con nào dám đến gần[13] những con chó săn khi đánh hơi thấy hổ là đã không dám đánh hơi tiếp nữa mà cứ quanh quẩn bên con người[14] nhất là ở Miền Tây sông nước, khi đang đi rừng mà thấy đàn chó săn cụp đuôi, sợ sệt co cụm lại là dấu hiệu nhận biết con hổ đang ở gần và họ chọn giải pháp là lùa bọn chó xuống xuồng và rời khu vực đó.[11] Khi những con hổ xuất hiện, đàn chó thì chạy chui hết vào gầm, dưới sàn nhà, các xó xỉnh mà không dám ló mặt ra, chúng im hơi và chẳng con nào dám sủa[15] cả đàn chó nhà khép nép vì sợ hãi núp ở trong góc sân và hổ quá dễ dàng vồ bắt lấy một con chó rồi cắp lấy đem xác lên rừng, một số con hổ ở làng bản nhiều lần mò vào bắt chó ăn thịt nên bén mùi[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chó cỏ http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/ky-la-chuyen... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do... http://baodanang.vn/channel/6058/201212/San-heo-ru... http://baophapluat.vn/noi-bat-tren-bao-in/cho-duc-... http://hcm.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/chuyen-sa... http://dantri.com.vn/kinh-doanh/buon-lau-cho-vao-v... http://dantri.com.vn/xa-hoi/chuyen-ve-loai-cho-san... http://danviet.vn/thoi-su/xon-xao-vu-ho-song-chuon... http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Cong-nghe-bien-cho-co... http://m.nguoiduatin.vn/cong-nghe-bien-cho-co-than...